
Siêu trăng là một hiện tượng của tự nhiên, nó cũng kích thích nhiều sự tò mò của con người. Cho đến nay có nhiều giả thuyết đưa ra về ảnh hưởng của hiện tượng này đối với sức khỏe con người, những nghiên cứu mới đây sẽ làm sáng tỏ các giả thuyết này.
Mục lục
Siêu trăng là gì?
Khi nói đến siêu trăng thì người ta thường nghĩ ngay đến đó là một mặt trăng khổng lồ. Nhưng siêu trăng nó cũng có hai trường hợp diễn ra đó là khi mặt trăng quá lớn so với mặt trăng bình thường (Supermoon) và mặt trăng quá nhỏ so với mặt trăng thường thấy (Micromoon).
Có một điểm chung là các hiện tượng siêu trăng này đều diễn ra khi mặt trăng ở vào pha trăng tròn (mặt trăng và mặt trời nằm ở hai vị trí xung đối nhau so với trái đất). Có rất nhiều khái niệm siêu trăng được đưa ra bởi các nhà khoa học thiên văn, tuy nhiên dễ hiểu nhất là những khái niệm thế này :
Mặt trăng siêu to (Supermoon) : là hiện tượng trăng tròn có khoảng cách nhỏ hơn 360.000 km tính từ tâm trái đất.
Mặt trăng siêu nhỏ (Micromoon) : là hiện tượng trăng tròn có khoảng cách lớn hơn 405.000 km tính từ tâm trái đất.

Vì Supermoon ở rất gần trái đất nên hiện tượng mặt trăng tròn siêu to này cũng sẽ có cường độ ánh sáng trông sáng hơn mặt trăng tròn siêu nhỏ là 30% , và sáng hơn mặt trăng tròn khi bình thường là 16%.
Về kích thước thì Supermoon sẽ to hơn Micromoon là 14%.
Thời gian tốt nhất để thưởng thức Supermoon, Micromoon hay bất cứ một hình ảnh trăng tròn nào khác là ngay sau khi mặt trăng mọc, tức là khi mặt trăng nằm ở gần đường chân trời. Khi trăng tròn thấp, trông nó có vẻ to hơn và sáng hơn khi nó lên cao trên bầu trời, khoa học gọi hiện tượng này là ảo ảnh mặt trăng.
Tác động của siêu trăng đến các hiện tượng tự nhiên khác
Siêu trăng gây ra thủy triều cao hơn
Sự khác biệt lớn nhất giữa thủy triều cao và thủy triều thấp là do nguyên nhân xung quanh hiện tượng trăng tròn và trăng non. Trong các giai đoạn mặt trăng này, các lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời kết hợp với nhau để kéo nước của đại dương theo cùng một hướng.
Hiện tượng siêu trăng sẽ dẫn đến thủy triều lớn hơn, cụ thể sự thay đổi này vào khoảng 5 cm so với mực thủy triều khi có trăng tròn thông thường.
Siêu trăng có kích hoạt các thiên tai?
Mặc dù sự liên kết giữa mặt trời và mặt trăng gây ra sự gia tăng nhỏ trong nhiều hoạt động kiến tạo của thiên nhiên, nhưng hiệu ứng của siêu trăng tác động lên trái đất bởi như gây ra các thiên tai là không đáng kể.
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu và họ không tìm thấy bất cứ điều gì quan trọng có thể liên kết siêu trăng với các thảm họa tự nhiên. Theo Nasa, thời gian xảy ra hiện tượng siêu trăng cũng không ảnh hưởng gì đến cân bằng năng lượng bên trong của trái đất.
Ảnh hưởng của siêu trăng đến sức khỏe của con người
Vào những ngày xảy ra hiện tượng siêu trăng, nhiều lời đồn đoán về những câu chuyện bí ẩn xảy ra đối với con người xung quanh hiện tượng này. Để giải đáp những câu hỏi tò mò này, thì những kết luận của các nhà nghiên cứu về 7 điều thú vị sau đây có thể sẽ thỏa mãn hiếu kỳ của nhiều người.
1, Ảnh hưởng đến trái tim
Liệu các chu kỳ của mặt trăng và khi mặt trăng ở pha trăng tròn có ảnh hưởng đến hoạt động trái tim của bạn không? Chắc chắn là có, nhưng ảnh hưởng của nó đến trái tim không phải là những câu chuyện tình lãng mạn, hẹn hò dưới ánh trăng.
Theo kết luận của các bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ báo cáo rằng, những người trải qua phẫu thuật tim có tỷ lệ tử vong thấp hơn nếu ca phẫu thuật của họ được thực hiện khi mặt trăng bắt đầu tàn.
Tiến sĩ Frank Sellke, nhà nghiên cứu và cũng là bác sĩ phẫu thuật tim của bệnh viện Rhode Island cho rằng : “Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ tử vong sau thủ thuật đã giảm đáng kể trong thời gian trăng tròn bắt đầu suy yếu và thời gian các bệnh về tim tái phát cũng giảm nhiều hơn trong thời gian trăng tròn”.
Thật vậy, theo một báo cáo trên tạp chí Interactive Cardardi and Thoracic, những người đã phẫu thuật tim trong thời gian xảy ra trăng tròn chỉ ở lại bênh viện 10 ngày, so với 14 ngày cho những người trải qua kỳ phẫu thuật tim vào những thời điểm khác của chu kỳ mặt trăng.
Một số chuyên gia y tế tin rằng điều này có thể là do lực hấp dẫn của mặt trăng ảnh hưởng đến các chức năng của tim. Khi mặt trăng tròn, hay khi xảy ra các hiện tượng siêu trăng, có thể lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời được kết hợp, và lực hấp dẫn được cho là mạnh nhất.
Ý tưởng về điều này có thể có tác dụng lợi nhất đối với sự lưu thông máu của con người tại hoặc ngay sau khi trăng tròn.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí nghiên cứu y học Cơ bản và ứng dụng của Ấn Độ cho thấy rằng, khi bạn tập thể dục, trái tim của bạn cũng sẽ hoạt động tốt nhất trong ngày trăng tròn.
Như vậy, có thể kết luận rằng, trong ngày xảy ra hiện tượng siêu trăng sẽ là ngày trái tim của con người có hoạt động tốt nhất và không bị ảnh hưởng xấu như nhiều lời suy đoán bí ẩn lâu nay.
2, Siêu trăng có ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ?

Chúng ta đã biết rằng, lực hấp dẫn của mặt trăng có tác động rất lớn đối với các dòng chảy và thủy triều. Các nhà nghiên cứu khoa học của Hà Lan cũng đã đưa ra một giả thuyết tương tự về ảnh hưởng lực hấp dẫn này trong những ngày xảy ra hiện tượng siêu trăng đối với não bộ con người, bởi vì bên trong bộ não cũng chứa một lượng chất lỏng đáng kể.
Trong các nghiên cứu khác của các nhà khoa học Anh tiết lộ rằng, khi mặt trăng ở vào pha trăng tròn, có thể nó sẽ làm giảm các cơn co giật của các bệnh nhân bị động kinh. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể là do độ sáng của mặt trăng vào những ngày trăng tròn chứ không phải do các pha của nó.
Khi mặt trăng sáng hơn, thì những người tham gia cuộc thử nghiệm ít bị động kinh hơn. Nguyên nhân có thể tìm ra được cho là do hormone melatonin, hormone này tiết ra một cách tự nhiên trong não của bạn khi mặt trời lặn, như một báo hiệu đã đến giờ đi ngủ.
Đối với những bệnh nhân động kinh, họ phỏng đoán rằng, độ sáng của hiện tượng siêu trăng gây ra sự tiết hormone này, do đó làm giảm các cơn động kinh.
Nhiều người cũng thông báo rằng, họ cảm thấy đau đầu và đau nửa đầu trong khoảng thời gian xảy ra mặt trăng tròn.
Mặc dù không có mối tương quan khoa học nào gắn kết giữa chứng đau nửa đầu và hiện tượng trăng tròn, nhưng cũng có thể lý giải do lực hấp dẫn của mặt trăng tác động lên các chất lỏng bên trong não bộ dẫn đến gián đoạn giấc ngủ, gây ra tình trạng đau đầu ở nhiều người.
3, Tác động của siêu trăng đến thận
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Journal of Urology (tạp chí tiết niệu) cho thấy, cơn đau sỏi thận tăng đáng kể khi xảy ra hiện tượng siêu trăng. Và trong một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Anh, cũng đồng thuận rằng, nhiều bệnh nhân đã được đưa vào bệnh viện với các trường hợp khẩn cấp về tiết niệu trong thời gian này.
Các nghiên cứu từ các nhà khoa học khác nhau đều cho một kết quả trùng hợp về ảnh hưởng của siêu trăng đến khả năng hoạt động của thận, vậy điều này được giải thích như thế nào?
Một giả thuyết đằng sau những kết luận này được cho là do bộ phận thận, giống như các cơ quan khác hay như chính cơ thể con người, được tạo thành từ khoảng 60% là nước và giống như tác động của mặt trăng đối với đại dương của chúng ta, nó gây ra những cơn thủy triều mạnh mẽ và khoa học hoàn toàn có thể dự đoán được.
Và vì thế, những ngày xảy ra hiện tượng siêu trăng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan này, nó gây ra một dòng chảy bên trong thận và do dòng chảy này xảy ra bất thường tạo nên những cơn đau ở các bệnh nhân bị sỏi thận.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý với quan điểm này khi lý giải sự trùng hợp ảnh hưởng đến bệnh lý thận vào những đợt siêu trăng, nhưng cũng có đủ bằng chứng cho thấy rằng các nhà khoa học đang nghiên cứu bổ sung cho những lý giải này.
4, Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tờ Current Biology (sinh học hiện tại) đã xem xét các kiểu ngủ của những người tham gia thử nghiệm trong ba ngày, trong đó họ được phép ngủ theo ý muốn trong một khu vực được kiểm soát không có đồng hồ cũng không có ánh sáng bên ngoài.
Khi dữ liệu được so sánh với các giai đoạn khác của mặt trăng, các nhà nghiên cứu xác định những người tham gia không chỉ có mức độ melatonin thấp hơn trong thời gian xảy ra siêu trăng mà còn mất 5 phút để ngủ, nói chung là ngủ ít hơn 20 phút và giảm 30% thời gian ngủ.
5, Siêu trăng cũng có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của một người phụ nữ là 28 ngày, khá giống với chu kỳ tương đương 29 ngày tính theo âm lịch (chu kỳ mặt trăng). Hai chu kỳ này có một sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng?
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, họ đã phát hiện ra rằng gần 30% trong tất cả những người phụ nữ được theo dõi, rụng trứng vào thời gian xảy ra hiện tượng siêu trăng hoặc các hình thái trăng tròn khác và hành kinh trong chu kỳ trăng mới.
Trong một số nền văn hóa khác, thậm chí còn có một hiện tượng được đặt tên là chu kỳ mặt trăng trắng, nghĩa là khả năng sinh sản của mọi loài trên trái đất diễn ra nhiều hơn trong những ngày trăng tròn.
6, Làm tăng khả năng sinh sản của con người
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra một điều thú vị : có sự gia tăng đáng kể số lượng ca sinh khi lực hấp dẫn của mặt trăng tác động đến trái đất là mạnh nhất.
Mặc dù các nhà nghiên cứu ở đây thừa nhận rằng, họ vẫn chưa biết rõ chính xác làm thế nào hoặc tại sao mối quan hệ này có sự gắn kết chặt chẽ với nhau như vậy.
Nhưng họ cũng nói rằng nhờ vào những số liệu thú vị này, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và phụ nữ mang thai có những bước chuẩn bị tâm lý tốt hơn khi biết có hiện tượng siêu trăng.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Ý đã kiểm tra hơn 1.200 ca sinh trong ba năm và tìm thấy số trẻ sinh ra nhiều hơn trong hai ngày sau khi diễn ra hiện tượng trăng tròn.
7, Siêu trăng làm gia tăng các ca chấn thương?
Theo các nhà khoa học, vì khi trăng tròn có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người theo một số cách nhất định, nên không có gì là ngạc nhiên khi chúng ta dễ bị tai nạn hoặc bệnh tật trong thời gian xảy ra hiện tượng siêu trăng này.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên World Journal of Surgery (tạp chí phẫu thuật thế giới) cho thấy, hơn 40% nhân viên y tế tin tưởng rằng những chấn động tâm lý ảnh hưởng bởi siêu trăng lên các bệnh nhân của họ.
Theo tạp chí này tiết lộ, các cuộc gọi khẩn cấp cho tất cả các sự kiện cũng thực sự tăng lên 3% mỗi khi có trăng tròn, và sau đó giảm lại 6% khi bắt đầu chu kỳ trăng mới.
Vào năm 2008, các nhà nghiên cứu người Anh đã tìm thấy mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và các triệu chứng đột quỵ, mà theo các bác sĩ cho rằng là không có cơ sở giải thích được về mặt y tế, khi bệnh nhân bỗng nhiên bị các triệu chứng như đau đầu, tê liệt và một số các triệu chứng khác bất ngờ xảy ra gây nguy hiểm đến sức khỏe về mặt thể chất.
Các quyển sách liên quan đến mặt trăng
Để tìm hiểu thêm những bí ẩn của mặt trăng, cũng như hiện tượng siêu trăng, và một số tác phẩm văn học, thi ca khác có liên quan đến mặt trăng, các bạn có thể mua ủng hộ một trong những quyển sách dưới đây :
Các bài viết khác có thể bạn quan tâm :
- Câu chuyện về Albert Einstein, bộ óc vĩ đại của nhân loại
- Kỹ năng sống cho trẻ em đang lớn cần trang bị thế nào?
- Tên thú cưng dễ thương nhất năm 2020 cho cute pets
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hợp lý nhất
- Thuốc tăng khả năng thụ thai của viên uống Blackmores