Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, hai mặt đối lập của nhân trí

tạo hình gia cát lượng và tư mã ý trong các game hiện nay

Nhìn từ cuộc chiến Tam Quốc, so sánh đơn giản về những đặc điểm lãnh đạo giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý để thấy rõ hơn về sự khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa hai vị tướng tài ba của hai thế lực Thục – Ngụy này.



So sánh giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai trong số những nhân vật thú vị nhất trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, chỉ xét về phong cách lãnh đạo của họ thì đó chính là hai chiến lược gia quân sự đặc biệt.

Cả hai người đều có chung một niềm tin mãnh liệt rằng bất cứ ai đưa ra kế sách quản lý tốt nhất để giành chiến thắng, thì cuối cùng người đó sẽ có công lớn để đưa thế lực mình đang phục tùng trở thành tập đoàn duy nhất cai trị toàn bộ Trung Quốc cổ đại.

Phong cách lãnh đạo của Tư Mã Ý

Diễn biến các cuộc đối đầu và các đối thủ còn lại, đều đủ minh chứng sự xuất sắc về tài cầm quân giữa hai nhân vật lão luyện Khổng Minh Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. Tuy nhiên, người xem cũng dễ dàng nhận ra sự khác nhau hoàn toàn về sự tham vọng và tính cách của hai vị đại tướng quân này.

Rõ ràng với Tư Mã Ý, ông chỉ bám theo một phương châm duy nhất đó là chỉ phục vụ cho vị lãnh chúa nào mạnh nhất, như ở thời điểm đó là Tào Tháo của thế lực nhà Ngụy, vì theo ông, chỉ có phục tùng người mạnh thì cơ hội tìm kiếm sự thành công và đạt được mục đích mới cao.

Vì thế, Tư Mã Ý luôn tìm ra các chiến lược cá nhân để đặt vị thế của mình như một phần không thể thiếu trong tập đoàn chính trị nhà Ngụy, ví dụ như cách ban đầu ông xác lập là làm gia sư cho hai con trai của Tào Tháo là Tào Phi và Tào Thực.

Ngay cả sau cái chết của Tào Tháo, Tư Mã Ý dường như vẫn trung thành với gia đình Tào Tháo, phục vụ tiếp dưới trướng của con trai cả Tào Tháo là Tào Phi với tư cách là cố vấn kế sách hàng đầu và đã giúp Tào Phi lấy được ngôi vị hoàng đế từ vị vua cuối cùng của triều Đại Hán. 

Tuy nhiên, động cơ chính trị thầm kín của Tư Mã Ý luôn ẩn sâu sau các bước đi tính toán đó, là một ngày không xa ông sẽ chiếm lấy ngai vàng lại từ tay của gia tộc họ Tào. Thực tế, là ông đã làm được.

Mô hình lãnh đạo xảo quyệt và có phần tàn nhẫn đó của Tư Mã Ý cũng khá giống với mô hình chiến lược của Tào Tháo khi so sánh với lãnh chúa nhà Thục Hán là Lưu Bị ở một vị trí trong tương lai.

Tư Mã Ý là người đã đề ra 5 nguyên tắc hành xử cho quân đội của mình :

Nếu ai có thể ra trận chiến đấu, thì hãy chiến đấu.

Nếu ai không thể ra trận chiến đấu, thì hãy giữ nhiệm vụ phòng thủ.

Nếu ai không có khả năng phòng thủ, hãy đầu hàng.

Nếu ai không chịu đầu hàng, hãy chạy trốn.

Nếu ai không chịu chạy trốn, chết.



Tư Mã Ý còn được sử sách miêu tả về con người của ông :

  • Luôn luôn giữ mình ở mức thấp nhất để ông không bao giờ bị coi là mối đe dọa.

  • Bất kỳ nhân vật nào dưới thời chiến loạn cũng muốn danh tiếng mình hào hùng ở bên ngoài trong khi ông lại rất tỉ mỉ che giấu tham vọng của mình ở bên trong. Vì điều này nên không có gì ngạc nhiên khi Tư Mã Ý không bao giờ được coi là một cố vấn đáng tin cậy của gia tộc họ Tào.

  • Từ lâu ông đã xây dựng cho mình một kế sách gian xảo đến mức độ rất hoàn hảo, và đã bí mật thực hiện kế hoạch đó bằng cách thu thập toàn bộ quyền lực trong tay và mở đường cho con cháu của mình giành lấy ngai vàng. Cuối cùng Tư Mã Ý cũng đã làm được khi cháu trai ông là Tư Mã Viêm đã soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, ông được truy tôn là Tấn Cao Tổ.

  • Đối với nhà Ngụy, khi còn phục vụ dưới trướng gia tộc họ Tào, ông luôn ẩn nhẫn chờ thời, giả vờ tận tụy và trung thành.

  • Tư Mã Ý còn được người đời khen ngợi là bậc thầy của lòng kiên trì, luôn nhẫn nại, nhịn nhục để sắp xếp kế hoạch hoàn hảo và chinh phục bằng được mục tiêu do chính mình đề ra.

  • Và cuối cùng, ông luôn được các sử gia nhận định là một nhà chính trị rất tài ba, kiệt xuất.

Quan điểm chính trị và tính cách của Tư Mã Ý, mặc dù có nhiều người không thích, tuy nhiên, hình ảnh của ông vẫn là một đại diện nổi bật cho sự thành công. Sau hơn hai nghìn năm, nhiều chính trị gia (và nhiều doanh nhân cũng vậy) mang rất nhiều đặc điểm triết lý của Tư Mã Ý vào trong chính phong cách của bản thân mình.

Hoạch định chiến lược của Tư Mã Ý là một hoạch định cho kế sách lâu dài ở tương lai, bởi vì khi hoàn thành mục tiêu, bản thân ông đã không còn tồn tại để chứng kiến sự thành công đó. Đó cũng là một dấu hỏi được đặt ra cho nhiều người ở thời đại hiện nay là, liệu có cần lên một kế sách chi ly, dài hạn mà bản thân mình không được hưởng thụ hay không?

Phong cách lãnh đạo của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý có phong cách lãnh đạo hoàn toàn trái ngược nhau. Theo nhận định của từ nhiều độc giả của Tam Quốc Diễn Nghĩa, thì Gia Cát Lượng là một tổng hòa những phẩm chất tốt nhất của cả Trương Phi và Quan Vũ. Đó là sự quyết tâm loại bỏ bạo chúa và phục hưng triều đại nhà Hán trở lại thời kỳ huy hoàng.

Vì cùng chung một mục đích này, nên Gia Cát Lượng được xem như một lãnh đạo tinh thần chiến đấu vì mục đích cao cả, chính vì tư duy phục tùng này nên ông đã quyết định đứng bên cạnh Lưu hoàng thúc, Lưu Bị, một người chính danh đại diện nhà Hán, và cũng vì lý tưởng này nên ông đã dành hết sức mình để phục vụ một cách trung thành đáng ngưỡng mộ nhất.



Những đặc trưng về phong cách lãnh đạo của Gia Cát Lượng

  • Ông nổi tiếng Tam Quốc là một vị tướng trung thành tận tụy, ông đã phục vụ cho nhà Thục Hán cho đến tận ngày cuối đời, và khi chết xác vẫn còn ấm ở nơi xa trường.

  • Gia Cát Lượng là một nhà quản trị quốc gia rất có tài năng, ông điều hành, quản lý hầu như tất cả mọi việc để thu thập đủ tài nguyên thực phẩm, nhân lực để phục vụ cho cuộc chiến trường kỳ chinh phục Bắc Ngụy.

  • Khổng Minh Gia Cát Lượng là một vị quân sư cố vấn đáng tin cậy của Lưu Bị, Lưu Bị hầu như đều tin tưởng tuyệt đối vào những cố vấn chiến lược quân sự của Gia Cát Lượng, thậm chí còn cho phép ông quản lý và triển khai điều binh nhóm Ngũ Hổ Tướng nổi tiếng của mình là Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long, Mã Siêu, và Hoàng Trung. Ngoài ra, Lưu Bị còn trao cho Gia Cát Lượng toàn quyền kiểm soát quân đội của Thục Hán.

  • Ông là một chiến lược gia quân sự xuất sắc, ông nghiên cứu và theo dõi đối thủ của mình cẩn thận trong từng trận chiến và đồng thời trước khi một chiến cuộc nào nổ ra ông đều thu thập thông tin rất đầy đủ về kẻ thù của mình.

  • Gia Cát Lượng là một chính nhân quân tử, nổi tiếng nhân từ và luôn thu phục nhân tâm bằng chính hành động và lời nói xuất phát từ tấm lòng của mình. Những miền đất mà Thục Hán đánh chiếm, ông đều khuyên Lưu Bị không thu thuế cho những người nông dân bị hạn hán trong 2 năm đầu tiên khi bắt đầu cai quản.

  • Ông cũng là một người có phong cách lãnh đạo thiên về hành động, trực tiếp chỉ huy trong các cuộc chiến, vì theo ông chỉ có cách như vậy, người lãnh đạo mới gần gũi được các tướng lĩnh, quân lính, sẵn sàng kịp thời chỉ huy và chiến đấu cùng họ.
Tạo hình hai nhân vật Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa
Tạo hình hai nhân vật Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa

Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý cũng trái ngược nhau hoàn toàn về cách đối nhân xử thế, chính vì sự nhân từ và đặt phẩm chất đạo đức cao lên hàng đầu, cũng là một phần lý do những người xung quanh ông kể cả văn võ đều ủng hộ mục tiêu của ông, sẵn sàng chiến đấu và hỗ trợ bằng mọi cách cho chiến cuộc Bắc phạt kéo dài của ông.

Câu nói nổi tiếng của Gia Cát Lượng về cách lãnh đạo :

Một người cai trị nhân đức không lo lắng về việc người khác không biết mình, mà chỉ nên lo lắng về việc mình không biết người ta.

Nhìn toàn cục của Tam Quốc, rõ ràng, Gia Cát Lượng là một vị tướng lãnh đạo yếm thế hơn Tào Tháo và Tôn Quyền. Số lượng tướng lĩnh giỏi trong quân đội Thục Hán khi ông nắm quyền chỉ huy là rất ít so với hai thế lực lớn còn lại ở phương bắc và giang đông.



Ông biết rõ về tầm quan trọng của sự tương quan lực lượng quân sự đó, cho nên trong suốt chiến lược của mình, ông luôn tìm cách thu phục và đào tạo các nhân tài từ việc lựa chọn những người thông minh, bổ nhiệm những người dũng cảm, mưu lược vào những vị trí nắm giữ trọng điểm để khai thác tài năng của họ phục vụ cống hiến cho quốc gia.

Nhiều nhà sử học cũng đánh giá rằng, Gia Cát Lượng có thể không giỏi bằng một chiến lược gia thuần thục trận mạc ngoài chiến trường, nhưng rõ ràng ông là một chính khách quản trị đất nước rất tài ba, đặc biệt là trong các chính sách áp dụng cho cả triều đình trên dưới nhà Thục Hán và cả cho người dân.

Và có thể cũng vì không phải là một nhà quân sự quá giỏi nên nỗ lực 5 lần đánh chiếm Bắc Ngụy của ông đã thất bại mà theo như nhiều nghiên cứu cho thấy, sai lầm chiến thuật của ông nằm ở khâu hậu cần. Và vì không có sự chuẩn bị tốt cho mục tiêu kế nhiệm của mình, dẫn đến sau khi ông chết, Thục Hán hoàn toàn diệt vong.

So sánh giữa thất bại của Gia Cát Lượng và sự thành công của Tư Mã Ý về phong cách lãnh đạo của hai người, không phải nhằm mục đích để đề cao tài năng của người này hay chỉ trích phê phán nhược điểm người kia, mà để chúng ta tìm ra những bài học riêng cho chính bản thân mình từ hai con người kiệt xuất nhưng có những nhiều điểm riêng khác biệt nhau rất rõ ràng.


Các sách hay về Tam Quốc và những tái bản mới Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung


Các bài viết khác có thể bạn quan tâm :


 


Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *