
Các mẹ đã mang thai, chuyển dạ và sinh nở, hoàn tất một thai kỳ tốt đẹp. Đã đến lúc các mẹ cần về nhà với thiên thần nhỏ của mình trên tay. Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dưới đây sẽ giúp các mẹ đỡ bỡ ngỡ, tự tin hơn trong những ngày tháng đầu đời của bé.
Mục lục
- Một số điều cần chuẩn bị cho các bạn lần đầu làm cha mẹ
- Các lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hợp lý nhất
- 1, Âu yếm và nói chuyện với bé nhiều hơn
- 2, Ba mẹ nên học cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
- 3, Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi với việc thay tã
- 4, Hiểu biết về cách tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
- 5, Cách chăm sóc dây rốn và bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
- 6, Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bú và ợ hơi
- 7, Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Một số điều cần chuẩn bị cho các bạn lần đầu làm cha mẹ
Lần đầu làm cha mẹ, có thể các bạn sẽ bối rối vì chưa biết tiếp tục sẽ làm những việc gì tiếp theo sau khi mẹ bầu đã sinh con. Nhưng các ba mẹ cũng đừng nên lo lắng hồi hộp quá nhiều về việc đó, nếu có điều kiện tốt, các ba mẹ tuần tự làm các việc sau :
Đầu tiên các mẹ cần là có một người lớn tuổi có kinh nghiệm biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở bên cạnh trong những ngày này. Kinh nghiệm từ những người này sẽ giúp ba mẹ được trấn an tinh thần nhiều hơn vì sự trông cậy lúc này là rất cần thiết.
Tại nhiều bệnh viện phụ sản có rất nhiều chuyên gia nhi khoa ở đây, các mẹ có thể yêu cầu được trợ giúp, tư vấn tất tần tật về sức khỏe của trẻ sơ sinh như cách cho con bú mẹ, bú bình.
Các bạn hãy tận dụng kiến thức của các y tá khi đang sinh con ở đây, họ sẽ là những người thầy thiết thực tuyệt vời để hướng dẫn bạn mọi thứ như cách bế con, cho con bú, ợ hơi, cách tắm…
Khi về nhà, các bạn cần một người giúp đỡ, nếu có chuyên môn như một y tá khoa sinh sản hay một điều dưỡng viên thì tốt, nếu không thì các bạn có thể kiếm một bé gái gần nhà, chịu khó và có trách nhiệm để giúp các bạn trong thời gian ngắn 1 tháng sau sinh này.
Nếu có người thân trong nhà hoặc bạn bè mong muốn được giúp đỡ các bạn thì thật sự tốt quá, nhất là những người cũng đã từng biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, những trải nghiệm của họ từng trải qua sẽ là những bài học quý dành cho cả ba mẹ.
Các lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Các bạn cần phải luôn ghi nhớ những điều lưu ý dưới đây để tránh những điều không tốt xảy ra đối với sức khỏe của bé, vì trẻ sơ sinh khi mới chào đời, thật sự mọi thứ đối với bé đều rất mong manh, cần phải được chăm sóc cẩn thận từ kiến thức của ba mẹ.
Rửa tay
Trước khi bắt đầu một thao tác chăm sóc nào đó đối với trẻ sơ sinh, cần phải chạm vào cơ thể bé như bồng ẵm , tắm chẳng hạn, các bạn phải luôn luôn rửa tay bằng xà phòng hoặc chất khử trùng tay.
Các ba mẹ nên hiểu rằng, trẻ sơ sinh chưa có một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ, vì vậy cơ thể bé rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, hãy luôn chắn chắn rằng, tất cả những người đang chăm sóc con bạn, đôi tay luôn luôn sạch sẽ.
Luôn đỡ đầu và cổ của bé
Khi bồng bé lên hay đặt bé nằm xuống, vị trí đầu và cổ của bé phải luôn được hỗ trợ nâng đỡ ưu tiên, tránh ngặt nghẽo hay xiên vẹo.
Tuyệt đối không lắc trẻ sơ sinh
Nếu em bé bị lắc, não của bé rất dễ bị sốc do cơ cổ chưa phát triển, có thể gây tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong do tổn thương não. Vì vậy, nếu bạn cần đánh thức trẻ sơ sinh, đừng rung lắc cơ thể bé mà thay vào đó, bạn hãy gõ nhè nhẹ vào chân bé hoặc thổi nhẹ vào má trẻ.
Luôn giữ bé chặt vào người
Ở giai đoạn sơ sinh, hệ khung xương cơ của bé chưa cứng cáp, do đó, khi cần bồng ẵm bé lên, các bạn luôn thao tác nâng đỡ cơ thể bé nhẹ nhàng và luôn áp bé chặt vào người khi bạn di chuyển hay cần mang bé đi tắm, tiêm thuốc…
Không chơi với bé bằng các hoạt động mạnh
Cơ thể trẻ sơ sinh chưa bao giờ là sẵn sàng để phù hợp với những động tác đùa nghịch mạnh, vì vậy bạn nên tránh làm những điều này khi chơi đùa với bé như đặt bé lên đầu gối mình hay tung bé lên không trung, xốc đỡ bé quá mạnh.
Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hợp lý nhất
1, Âu yếm và nói chuyện với bé nhiều hơn
Âu yếm như bồng ẵm, hôn bé, xoa lưng hay nựng nịu bé là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thú vị nhất mà các ba mẹ cần nên biết. Đây là giai đoạn bé rất cần sự thương yêu từ người thân trong những ngày tháng đầu tiên ra khỏi bụng mẹ.
Những cử chỉ hành động âu yếm bé ở thời này còn gắn kết tình cảm thiêng liêng của cha mẹ với các đứa con của mình. Hãy thể hiện hết tất cả những gì tình yêu thương của các bạn dành cho đứa trẻ bằng những cảm xúc rất chân thật nhất mà các bạn đang có.
Có thể các ba mẹ không biết, đối với trẻ sơ sinh, sự gắn bó với tình yêu thương của ba mẹ trong giai đoạn đầu đời này, sẽ giúp bé phát triển rất nhiều về cảm xúc, về nhiều giác quan nhạy cảm khác, về tăng trưởng thể chất và kể cả về tinh thần lạc quan cho bé sau này.

Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sinh non, hoặc những trẻ sinh ra có những khiếm khuyết khác thì tình yêu thương của các ba mẹ xoa dịu bé trong lúc này là hết sức cần thiết như hãy gần gũi và nói chuyện với bé nhiều hơn, xoa lưng hay nắn bóp nhẹ nhàng trên thân thể bé.
Ở thời kỳ này, các bé cũng rất thích nghe những âm thanh như giọng nói, tiếng bập bẹ, tiếng hát hoặc những lời dỗ dành. Trẻ sơ sinh cũng có thể rất thích nghe nhạc, các âm thanh phát ra từ tiếng lục lạc, một bản nhạc có thể sẽ kích thích thính giác bé nhiều hơn.
Nếu trẻ đang quấy khóc, bạn hãy hát ru, đọc thơ hay ngâm nga một đoạn nhạc nào đó, và lắc lư bé nhẹ nhàng, bé sẽ nín khóc ngay và cũng sẽ dễ dàng chìm nhanh vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, cũng có một số bé nhạy cảm với âm thanh hay ánh sáng, những tác nhân này có thể làm bé giật mình hay khóc thét lên, hoặc có thể làm bé mất ngủ. Bé sẽ có thể quay mặt khi có ai đó hát hay nói chuyện với bé. Đối với những trường hợp ở trẻ sơ sinh này, các bạn nên giữ tiếng ồn hay cường độ ánh sáng ở mức thấp nhất hoặc trung bình.
2, Ba mẹ nên học cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh
Quấn khăn cho bé là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi rất quan trọng mà các bạn lần đầu tiên làm cha mẹ cần phải nắm vững thao tác này. Việc quấn khăn đúng cách sẽ giúp cho hai tay của bé ôm sát cơ thể đồng thời đôi chân bé có thể được chuyển động tự do và thoải mái.
Việc quấn khăn không chỉ giữ ấm cơ thể cho bé mà nó còn mang lại cho bé một cảm giác an toàn và dễ chịu. Quấn khăn đúng cách cũng giúp cho bé tránh các trường hợp bị giật mình khi ngủ, có thể làm bé thức giấc khi bé cảm thấy khó chịu.

Đây là cách quấn khăn đúng cách cho bé sơ sinh :
- Trải tấm khăn trên mặt bằng rộng, có thể trên tấm chiếu đã trải phẳng hoặc trải trên nệm giường, tấm khăn được gấp lại một góc nhỏ.
- Đặt bé nằm ngửa mặt lên phía trên, sao cho đầu của bé nằm phía trên góc gấp.
- Quấn góc trái tấm khăn lên cơ thể bé, và nhét nó dưới lưng em bé, sao cho tấm khăn nằm dưới cánh tay phải.
- Đưa góc dưới của tấm khăn lên trên bàn chân của em bé và kéo nó về phía đầu, gấp khăn xuống nếu nó quá sát mặt em bé. Bạn hãy nhớ không quấn quá chặt quanh hông. Hông và đầu gối nên hơi thả lỏng và quấn rộng ra một chút.(Quấn em bé quá chặt có thể làm tăng nguy cơ bé bị loạn sản xương hông).
- Quấn góc phải khăn xung quanh em bé, và nhét nó nằm dưới lưng bên trái của em bé, chỉ chừa lại phần cổ và đầu. Để đảm bảo trẻ sơ sinh không được quấn quá chặt, bạn có thể thử lòn tay vào giữa khăn và ngực của bé, điều này sẽ làm cho khăn quấn được nới rộng, cho phép bé thở thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cũng hãy chắc chắn rằng khăn quấn không bị lỏng đến mức có thể bị tháo ra.
- Bạn cũng nên lưu ý, em bé không nên được quấn khăn nữa sau khi trẻ sơ sinh đã được 2 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, một số em bé đã có thể lăn lộn trong khi bị quấn tã, điều này sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
3, Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi với việc thay tã
Trước khi đưa trẻ sơ sinh về nhà sau khi sinh, chắc các bạn đã có thể quyết định trước đó là sẽ dùng tã vải hay loại tã thay một lần cho bé. Tuy nhiên, dù bạn sử dụng loại tã nào thì đứa trẻ của bạn cũng sẽ làm bẩn tã khoảng 10 lần một ngày hay tối thiểu 70 lần một tuần.
Trước khi bạn bắt tay vào việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh như trình bày ở trên, thì tất cả những thứ để trang bị cho bé bạn cần chuẩn bị sẵn và để trong tầm với lấy của mình, tránh phải chồm người lấy hoặc thiếu những món cần thiết cho bé. Những thứ bạn cần chuẩn bị bao gồm :
- Một cái tã sạch.
- Một cái ghim tã (nếu bạn sử dụng tã vải)
- Khăn lau nhỏ.
- Thau nhỏ đựng nước ấm.
- Bông gòn.
- Phấn em bé.
Các đồ dùng sơ sinh các ba mẹ có thể xem thêm tại Con Cưng
Sau mỗi lần trẻ đi tiêu hoặc tã bị ướt, hãy đặt bé nằm ngửa và tháo tã bẩn ra. Sử dụng nước, bông gòn và khăn lau, lau sạch nhẹ nhàng bộ phận sinh dục của bé. Bạn cũng nên thoa phấn cho bé sau khi đã lau khô, tránh bé bị trường hợp hăm tã.
Khi tháo tã cho bé trai, bạn hãy cẩn thận vì khi tiếp xúc với không khí có thể khiến bé sẽ tiểu và nước tiểu bé bắn ra có thể văng vào mặt. Còn khi lau một bé gái, hãy lau từ dưới lên trước để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Bạn luôn nhớ rửa tay kỹ sau khi thay tã cho bé.
Hăm tã là một vấn đề về chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mà có thể các ba mẹ cần phải quan tâm. Thông thường, thì tại những vùng kín gần bộ phận sinh dục của bé bị hăm hay nổi mẩn đỏ sẽ biến mất trong một vài ngày nếu bé được tắm với nước ấm, thoa phấn và không quấn tã trong thời gian ngắn đó.

Hầu hết xảy ra tình trạng hăm tã này là do da của bé khá nhạy cảm hoặc do tã ướt hoặc do bạn để bé mặc tã bẩn quá lâu. Để ngăn ngừa trường hợp hăm tã xảy ra thường xuyên đối với bé hoặc để chữa nhanh tình trạng hăm tã, bạn có thể làm theo những lời khuyên sau đây :
- Thay tã cho bé thường xuyên và càng sớm càng tốt sau khi bé đi tiêu.
- Nhẹ nhàng làm sạch khu vực bị hăm bằng xà phòng nhẹ và nước ấm (đôi khi có thể gây khó chịu cho bé), sau đó thoa một lớp phấn dày để tạo thành lớp chống ẩm ở vị trí này cho bé.
- Nếu bạn đang sử dụng tã vải cho trẻ, thì tốt nhất bạn nên giặt tã bằng bột giặt không có mùi hoặc ít có mùi thơm, tránh da bé quá nhạy cảm với mùi gây dị ứng.
- Bạn cũng có thể tạm ngưng quấn tã cho bé trong 1 ngày, để da bị thoải mái hơn khi tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Nếu bạn nhận thấy tình trạng hăm tã của bé kéo dài (hơn 3 ngày) và không có dấu hiệu sẽ giảm bớt. Bạn có thể thông báo với bác sĩ nhi khoa để có hướng điều trị tốt hơn, vì có khả năng bé bị nhiễm nấm và cần có loại thuốc để trị dứt tình trạng hăm đó.
4, Hiểu biết về cách tắm cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Tắm cho trẻ đúng cách cũng là một trong những cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà các ba mẹ cần phải nắm vững các kiến thức và thao tác. Đối với trẻ mới sinh ra, cách tắm tốt nhất cho trẻ trong những ngày này là cho bé tắm bọt biển. Bé được tắm bọt biển cho đến khi :
- Dây rốn rơi ra và rốn lành hoàn toàn.
- Cắt bao quy đầu lành (đối với bé trai).
(Tắm bọt biển có thể là một tên gọi khá mới, nhiều ba mẹ chưa quen, nhưng thực chất nó là một cách tắm đơn giản, tức là vệ sinh thân thể bằng một khăn lau thấm nước)
Các ba mẹ cần tắm cho bé từ hai đến ba lần 1 ngày trong năm đầu tiên của bé, tắm nhiều hơn số lần này sẽ dễ làm da bé bị khô hơn.
Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh, các bạn cần chuẩn bị sẵn các món sau :
- Khăn lau mềm, sạch
- Xà phòng mùi nhẹ hoặc không mùi
- Dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh.
- Một khăn nhỏ mềm để kích thích da đầu của bé.
- Khăn lớn để quấn bé khi tắm.
- Một cái tã sạch
- Quần áo sạch
Cách tắm cho bé
Tắm bọt biển (lau rửa thân thể bằng khăn mềm ướt)

Phòng tắm cho bé sơ sinh cần giữ nhiệt độ ấm, kín gió, không mở máy lạnh. Nơi đặt bé để tắm bọt biển cần có một bề mặt phẳng, an toàn, rộng rãi, dễ thao tác, và được lót dày các khăn mềm ở dưới. Ba mẹ có thể đặt bé ở trên giường, trên sàn phòng.
Một cái thau nước ấm đặt gần người, sau đó ba mẹ cởi quần áo bé ra và quấn bé vào khăn. Nhúng khăn vào thau nước ấm vắt hơi ráo, việc đầu tiên là hãy lau mắt cho bé trước, bắt đầu từ từng mắt, lau từ góc trong cho đến góc ngoài. Sử dụng một góc khác của khăn lau để lau mắt còn lại của bé
Tiếp tục với khăn lau đó làm sạch tai và mũi của bé, các bạn nên nhớ sau mỗi lần lau thì vắt khăn lại trong nước ấm một lần. Sau khi mắt, tai và mũi của bé đã được làm sạch, bạn lại làm ướt khăn một lần nữa và rửa lại mặt bé bằng xà phòng, lau bé nhẹ nhàng và cuối cùng là lau khô lại cho bé.
Sau khi đã rửa phần mặt xong cho bé, việc tiếp theo là các ba mẹ sử dụng dầu gội đầu cho trẻ em, nhẹ nhàng gội xoa đầu cho bé và sau đó lau lại rửa lại sạch.
Tiếp tục sử dụng một cái khăn ướt với xà phòng, nhẹ nhàng lau rửa tiếp các bộ phận còn lại của bé như cổ, ngực, tay, nách, bụng, lưng, chân, bộ phận sinh dục. Bạn lau cho bé từ trên xuống dưới chú ý lau kỹ các vùng có nếp nhăn như sau tai, vùng cổ, nách, háng và vùng sinh dục.
Sau khi đã lau rửa toàn thân cho trẻ sơ sinh, hãy cẩn thận lau khô lại tất cả cho trẻ. Khi bạn đã chắc chắn rằng thân thể trẻ đã được lau khô, bạn hãy quấn tã và mặc quần áo vào cho trẻ.
Tắm thau lớn hoặc bồn tắm (tắm bé trực tiếp với nước trong thau)

Kỹ thuật tắm cho bé trong bồn là một cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đòi hỏi các ba mẹ cần phải chịu khó và cả đôi tay phải xử lý khéo léo nữa.
Khi bé đã rụng rốn và đối với bé trai thì việc cắt bao quy đầu đã lành, bé đã sẵn sàng để tắm bồn, những lần tắm đầu tiên các bạn nên nhẹ nhàng và tắm nhanh cho bé trong thời gian ngắn. Nếu nhận thấy bé khó chịu khi chưa thích nghi, các bạn nên dùng cách tắm bọt biển lại cho bé trong 1, 2 tuần nữa rồi sau đó quay lại cho bé tắm bồn.
Ngoài các thứ chuẩn bị giống như cách tắm bọt biển cho bé, thì các ba mẹ cần chuẩn bị thêm một thau lớn và pha nước ấm cho bé, nước ấm cần pha các ba mẹ có thể thử nhiệt độ bằng tay của mình, nước ấm ở trong thau chỉ nằm ở mức từ 6 – 9 cm là vừa nhé các bạn.
Phòng tắm cho bé, các ba mẹ vẫn nên lưu ý giữ nhiệt độ ấm, kín gió. Sau khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, ba mẹ nên cởi đồ bé ra và đặt bé ngay lập tức vào trong thau tắm. Bạn vẫn cần nhớ kỹ là nước ấm trong thau tắm cho bé sơ sinh không được sâu quá 9 cm và không mở thêm vòi nước vào thau nữa.
Sử dụng một tay của bạn đỡ đầu em bé, còn tay kia bắt đầu kỳ cọ, chà xát nhẹ nhàng vào các bộ phận của bé, bắt đầu bằng chân đôi chân của bé trước. Bạn vừa tắm vừa nói chuyện với bé, hạ cơ thể bé xuống từ từ , tiếp đến là hạ ngực bé vào trong thau tắm nước ấm.
Một tay đỡ đầu cho bé bạn vẫn giữ nguyên trạng thái đó cho đến khi bé đã tắm xong. Sau khi đã kỳ cọ thân thể cho bé trong nước ấm, bạn tiếp tục sử dụng khăn ướt để rửa mặt và tóc cho bé. Nhẹ nhàng xoa bóp da đầu bé bằng khăn lau mềm, kể cả vùng fontanelle (các điểm mềm trên đỉnh đầu).
Sau đó bạn tiếp tục rửa bé bằng xà phòng và gội đầu cho bé. Khi gội đầu cho bé, bạn nên nhớ đưa bàn tay của mình lên trán bé và gạt nước gội đầu về phía hai bên cho bé, tránh nước gội đầu lọt vào mắt của bé. Nhẹ nhàng rửa các phần còn lại của bé bằng một ít xà phòng.
Trong suốt quá trình tắm bồn, các ba mẹ cũng nên chú ý thường xuyên đổ nước lên người của bé để tránh cho bé bị lạnh. Sau khi tắm em bé từ cách này xong, bạn cần quấn em bé trong 1 chiếc khăn lớn ngay lập tức, và nên nhớ là cũng phải dùng khăn che lại phần đầu của trẻ để giữ ấm cho cơ thể trẻ.
Lau khô cho bé nhẹ nhàng, sau đó mặc tã và quần áo sạch lại cho bé. Trong khi tắm trẻ sơ sinh, các bạn cũng lưu ý điều này, đó là tuyệt đối không bao giờ được để bé lại một mình. Nếu bạn cần rời khỏi phòng tắm, hãy quấn bé vào trong một chiếc khăn và đưa bé đi theo cùng.
5, Cách chăm sóc dây rốn và bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Ngay sau khi cắt bao quy đầu, đầu dương vật của trẻ sơ sinh thường được phủ gạc để giữ vết thương không dính vào tã. Bạn cần phải nhẹ nhàng lau sạch đầu dương vật của bé bằng nước ấm sau khi thay tã, sau đó nhớ dùng gạc băng lại để đầu dương vật của bé không dính vào tã.
Vết sưng đỏ trên dương vật của trẻ sẽ lành trong vài ngày, nhưng nếu bạn nhận thấy vết sưng đỏ ngày càng tăng lên hoặc có những mụn nước hình thành mủ, có thể đầu dương vật của bé sau khi cắt bao quy bị nhiễm trùng, bạn nên gọi cho bác sĩ nhi khoa, hoặc đưa bé tới phòng khám nhi ngay lập tức.
Cách chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cũng quan trọng không kém, vì cuống rốn là một vết thương hở, dễ bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách. Thường thì trong 10 ngày đến 3 tuần sau khi sinh, cuống rốn của trẻ sẽ tự rụng. Trong suốt thời gian rốn rụng và sau khi rụng, ba mẹ cần vệ sinh rốn bé như sau :
- Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh bằng bông gòn thấm cồn 70 độ. Nhẹ nhàng và tỉ mỉ vệ sinh từ đầu rốn xuống chân cuống rốn và mở rộng vệ sinh xung quanh cuống rốn khoảng 3 – 4 cm.
- Sau khi rốn rụng các bạn vẫn tiếp tục dùng bông gòn loại bỏ các vết bẩn của rốn, ít nhất là 1 ngày 1 lần.
- Để rốn trẻ sơ sinh khô tự nhiên, ba mẹ nên để hở hoặc dùng gạc mỏng để băng lại sau khi vệ sinh. Đừng băng kín vùng rốn của bé.

Các ba mẹ cũng nên nhớ, vùng rốn của trẻ sơ sinh không được chìm trong nước trước khi rốn tự rụng cho đến khi rốn đã thật sự lành lặn. Cuống rốn của trẻ được xem là bình thường là thay đổi từ màu vàng sang nâu và đen, trước khi rụng. Nếu bạn nhận thấy vùng rốn có màu đỏ, có mùi hôi hoặc có dịch tiết ra, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa.
6, Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bú và ợ hơi
Cho dù đứa trẻ của bạn đang bú sữa mẹ hay đang ở giai đoạn bú bình, nếu lần đầu làm cha mẹ, các bạn trẻ đều có thói quen là thường xuyên cho bé bú.
Các bác sĩ luôn khuyên với bạn rằng, bé chỉ nên được cho ăn theo nhu cầu, nghĩa là đảm bảo cho bé bú bất cứ khi nào khi bạn nhận thấy bé đói. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra con của bạn khi đói hay có các hành động gợi ý sau : bé sẽ khóc, đưa ngón tay vào miệng hay tạo ra tiếng mút.
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi cần được cho ăn cách nhau 2 – 3 giờ / 1 lần, tức là khoảng 8 -10 lần /1 ngày. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì mỗi cữ bú của bé kéo dài 10 – 15 phút cho mỗi một bên vú. Còn nếu bé đang bú bằng sữa công thức thì một lần bú sẽ tốn 60 phút cho 1 bình 90 ml.
Một số trẻ sơ sinh có thể cần được đánh thức một vài lần trong ngày để đảm bảo bé được bú đủ. Nếu nhận thấy bé có vẻ không thích bú và bạn phải đánh thức bé dậy thường xuyên, bạn nên gọi cho bác sĩ của mình để được tư vấn trong trường hợp này.
Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa công thức, bạn có thể dễ dàng theo dõi xem bé có ăn đủ không, nhưng nếu bạn đang cho con bú, việc này có thể khó khăn hơn một chút.
Bạn có thể theo dõi về vấn đề đi tiêu của bé như thay tã khoảng 6 lần/ngày, bé không cảm thấy khó chịu, bé ngủ ngon và tăng cân đều đặn là những dấu hiệu bạn đã cho bé bú đủ. Một cách khác để biết bé có bú sữa mẹ đủ hay không là chú ý xem ngực của bạn có cảm thấy no căng trước khi cho bé bú và không đầy sau khi bú.
Trẻ sơ sinh thường nuốt không khí trong quá trình bú, gây nên tình trạng đầy hơi, khiến cho trẻ khó chịu và hay quấy khóc. Để giúp ngăn chặn điều này, bạn hãy ợ hơi cho trẻ thường xuyên hơn. Thông thường thì đối với trẻ bú bình thì bạn nên ợ hơi cho bé sau 2 – 3 phút sau khi bé bú xong, nếu cho bé bú sữa mẹ thì làm ợ hơi mỗi lần sau khi bạn đổi vú.

Nếu em bé của bạn có xu hướng bị ngạt, bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc có vẻ quấy khóc trong khi bú, bạn hãy thử ợ hơi cho bé sau mỗi lần bé bị như vậy đối với bé bú bình hoặc cứ sau 5 phút khi bú đối với bé đang bú sữa mẹ.
Cách làm ợ hơi cho bé
- Giữ em bé đứng thẳng và tựa đầu trẻ trên vai của bạn. Giữ đầu và lưng của bé bằng 1 tay trong khi tay kia nhẹ nhàng vỗ lưng cho bé.
- Hoặc bạn cũng có thể cho em bé vào lòng của mình. Giữ ngực và đầu của bé một tay bằng cách ôm cằm bé trong lòng bàn tay và đặt gót bàn tay lên ngực bé (bạn cần cẩn thận khi nắm cằm bé – vì rất dễ nhầm cổ họng). Sử dụng tay kia để nhẹ nhàng vỗ lưng em bé.
- Hoặc đặt em bé úp mặt vào lòng. Giữ đầu của bé, đảm bảo rằng đầu bé cao hơn ngực của bé và nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa lưng bé.
Nếu em bé của bạn không ợ sau vài phút, hãy thay đổi nhiều tư thế của em bé như các cách ở trên và thử ợ thêm vài phút trước khi cho bé ăn lại. Bạn luôn ợ bé cho đến khi hết giờ cho bé ăn, sau đó giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong ít nhất 10 – 15 phút.
7, Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Nếu lần đầu làm cha mẹ, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng đứa trẻ sơ sinh của bạn, thực sự cần ngủ khoảng 16 giờ trở lên trong 1 ngày. Và bạn cũng đừng mong đợi mình sẽ có được một giấc ngủ ngon lành như trước khi có con.
Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh thông thường kéo dài từ 2 – 4 giờ. Hệ thống tiêu hóa của trẻ cần được nuôi dưỡng cứ sau vài giờ, và nếu bé ngủ quá 4 giờ cho 1 giấc, bạn cần phải đánh thức bé dậy và cho bé bú. Hoặc cũng có thể thường xuyên hơn nếu bác sĩ của bạn yêu cầu quan tâm đến việc tăng cân cho bé.
Khi bắt đầu đến 3 tháng tuổi trở lên, trẻ có thể ngủ suốt đêm, trong khoảng 6 – 8 giờ. Giống như người lớn, cơ thể trẻ sơ sinh phát triển và theo chu kỳ giấc ngủ của riêng mình, vì vậy nếu trẻ sơ sinh của bạn tăng cân và có vẻ khỏe mạnh, nếu bé không ngủ đủ 6 – 8 giờ suốt đêm sau 3 tháng tuổi thì đó cũng không phải là vấn đề quá lo lắng cho bạn.
Điều quan trọng là tư thế bé lúc ngủ bạn cần phải chú ý luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh).

Trong 1 năm tuổi đầu tiên, các ba mẹ cũng cần cho bé ngủ chung một phòng (có thể không cần chung giường với ba mẹ) và nên nhớ để đảm bảo an toàn cho bé trong khi ngủ thì ba mẹ không được sử dụng chăn, mền, thú nhồi bông và gối đặt trong nôi hay cũi ngủ của bé vì những thứ này có thể làm cho bé ngạt thở.
Ngoài ra, các bạn cũng phải đảm bảo thay đổi vị trí đầu của bé từ đêm này sang đêm khác (đầu tiên bên phải, sau đó bên trái,…) để ngăn chặn sự phát triển của một điểm bằng phẳng ở một bên đầu.
Nhiều trẻ sơ sinh có chu kỳ ngày và đêm “lẫn lộn”. Giống như trẻ có xu hướng tỉnh táo và thức dậy chơi vào ban đêm nhưng lại buồn ngủ hơn vào ban ngày. Một cách để giúp cho bé ổn định chu kỳ thời gian này là “tập” cho bé nên thường xuyên ngủ vào ban đêm.
Để tập thói quen giấc ngủ này cho bé, bạn cũng có thể mở đèn sáng vào ban ngày và ánh sáng đèn ở mức thấp nhất vào ban đêm, chẳng hạn như bằng cách sử dụng đèn ngủ. Bạn cũng có thể nói chuyện và chơi với bé vào ban ngày. Khi bé thức dậy vào ban ngày, hãy cố gắng giữ bé tỉnh táo lâu hơn một chút bằng cách nói chuyện và chơi với nhiều hơn.
Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đối với những bạn lần đầu làm cha mẹ có thể sẽ cảm thấy rất khó khăn, tuy nhiên chỉ trong một vài tuần ngắn ngủi đầu tiên, bạn sẽ có thói quen và nhanh chóng chăm sóc đứa con của mình như một chuyên gia thực thụ.
Các bài khác có thể bạn quan tâm :
- Kỹ năng sống cho trẻ em đang lớn cần trang bị thế nào?
- Bổ sung Vitamin D cho trẻ với các sữa công thức và siro
- Lấy lại vòng eo sau sinh với các phương pháp đơn giản
- Đồ sơ sinh cho bé trai cao cấp Mỹ, từ các hãng nổi tiếng
- Quần áo trẻ sơ sinh đẹp, chất lượng tốt từ các nhãn hiệu