
Không tính các thảm họa từ thiên nhiên như động đất, núi lửa, sóng thần, va chạm thiên thạch. Tính đến nay, số lượng con người đã tử vong vì các đại dịch trên thế giới đã ngót nghét gần nửa tỷ người. Có thể thống kê theo thứ tự số lượng tử vong giảm dần như sau :
Mục lục
Các đại dịch trên thế giới làm chết nhiều người nhất
1, Đại dịch ” Black Death” (Cái chết đen)
Số lượng người chết | 75 đến 200 triệu người, tương đương 30 đến 60% dân số lúc bấy giờ |
Năm xảy ra đại dịch | 1331–1353 |
Nơi xảy ra đại dịch | Châu Âu, Châu Á, và Bắc Phi |
Nguồn gốc phát dịch | Trung Quốc, Trung Á |
Thuộc thế kỷ | XIV |

Cái chết đen được coi là một trong các đại dịch trên thế giới gây chết chóc lớn nhất trong lịch sử của nhân loại. Đại dịch này đã trực tiếp làm giảm dân số của toàn cầu từ 450 triệu người còn 350 – 375 triệu người. Cái chết đen cũng được xem là một đại dịch hạch đầu tiên và lớn nhất xảy ra ở châu Âu.
Đại dịch này cũng đã tạo ra một biến động lớn ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc nhất đến tiến trình lịch sử châu Âu. Ước tính phải 150 năm sau đó để phục hồi lại dân số như trước đó.
Bệnh dịch hạch chính thức chấm dứt vào thế kỷ XIX, sau một số lần quay lại và hủy diệt thêm vài triệu người. Tổng cộng, nhân loại đã thiệt mạng gần 200 triệu người cho các lần xuất hiện bệnh dịch này.

Nguồn gốc đại dịch
Cái chết đen là một bệnh dịch hạch, có nguyên nhân bùng phát từ căn bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột đen. Một khi nhiễm dịch, bệnh nhân được ước tính là chỉ có thể sống sót trong vòng từ 60 đến 180 giờ.

Về nguồn gốc đại dịch, các nhà sử học cho rằng, cái chết đen bắt nguồn từ Trung Quốc và Trung Á, cụ thể là từ phổi loài marmota monax rồi truyền tới chuột thông qua bọ chét và cuối cùng tới con người. Các thương gia và binh lính đã mang bệnh dịch này đến bán đảo Krym và Đông Nam Âu theo con đường tơ lụa. Và từ đây, đại dịch đã lan rộng ra Bắc Âu, Tây Âu và Bắc Phi.
2, Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Số lượng người chết | Hơn 100 triệu người |
Năm xảy ra đại dịch | 1918 – 1920 |
Nơi xảy ra đại dịch | Trên toàn thế giới |
Nguồn gốc phát dịch | Trung Quốc (giả thuyết) |
Thuộc thế kỷ | XX |

Đại dịch cúm Tây Ban Nha bắt đầu diễn ra từ tháng 1 năm 1918, và kết thúc vào tháng 12 năm 1920. Trong các năm được biết đến, đại dịch này đã gây nhiễm gần 500 triệu người trên khắp thế giới, làm chết lên tới 100 triệu người, ước tính gần 5% dân số toàn cầu tại thời điểm đó. Khả năng lây lan của nó đến tận các đảo xa của Thái Bình Dương và cả ở Bắc Cực.
Đây được coi là một đại dịch cúm gây tử vong bất thường, và người đầu tiên tử vong liên quan đến đại dịch này bị nhiễm vi rút cúm H1N1. Các nhà khoa học đã đưa ra một giải thích về tỉ lệ tử vong cao của đại dịch cúm này là vi rút cúm H1N1 đặc biệt nguy hiểm vì nó gây ra một phản ứng tiêm truyền, tàn phá hệ miễn dịch của cơ thể con người, kể cả hệ miễn dịch khỏe mạnh ở những người trẻ tuổi.

Nguồn gốc của đại dịch cúm Tây Ban Nha
Các nhà khoa học đã đưa ra một giải thuyết về nguồn gốc của đại dịch cúm Tây Ban Nha, bắt nguồn từ Đông Á, một khu vực phổ biến để truyền bệnh từ động vật sang người vì điều kiện sống dày đặc. Năm 1993, Claude Hannoun, chuyên gia hàng đầu về bệnh cúm năm 1918 của Viện Pasteur, đã khẳng định loại vi rút trước đây có khả năng đến từ Trung Quốc.
Sau đó nó đột biến ở Hoa Kỳ gần Boston và từ đó lan sang Brest, Pháp, chiến trường châu Âu và thế giới. Những người chính lây lan và truyền nhiễm căn bệnh này là những người lính và thủy thủ đồng minh trong thế chiến thứ nhất.

Năm 2014, nhà sử học Mark Humphries lập luận rằng việc huy động 96.000 lao động Trung Quốc làm việc đằng sau các quân đội của Anh và Pháp có thể là nguồn gốc của đại dịch. Dựa trên kết luận của ông về các hồ sơ mới được khai quật, ông đã tìm thấy bằng chứng lưu trữ rằng một bệnh về đường hô hấp đã xảy ra ở miền bắc Trung Quốc vào tháng 11 năm 1917 đã được các quan chức y tế Trung Quốc xác định một năm sau đó giống hệt như bệnh cúm Tây Ban Nha.
3, HIV / AIDS – một trong các đại dịch trên thế giới làm chết nhiều người nhất
Số lượng người chết | Hơn 30 triệu người |
Năm xảy ra đại dịch | 1960 cho đến nay |
Nơi xảy ra đại dịch | Trên toàn thế giới |
Nguồn gốc phát dịch | Congo (châu Phi) |
Thuộc thế kỷ | XX |

HIV / AIDS được xem là một đại dịch toàn cầu, có tỉ lệ người tử vong do mắc bệnh đứng thứ hai sau đại dịch hạch. Bệnh dịch này được miêu tả là một dạng bệnh tấn công vào hệ miễn dịch, gây ra do nhiễm vi rút HIV làm suy giảm hệ miễn dịch ở người.
Đại dịch HIV / AIDS được phát hiện từ năm 1981, số người tử vong và mắc bệnh do dịch này được thống kê nhiều nhất là ở châu Phi. Đại dịch này là nguyên nhân gián tiếp biến châu Phi thành một châu lục có tỉ lệ nghèo đói và có nền kinh tế chậm phát triển nhất thế giới.
HIV / AIDS cũng là nguyên nhân lớn gây tác động xã hội, tôn giáo, và đặc biệt là tệ nạn phân biệt đối xử, kỳ thị ở hầu hết các quốc gia có người nhiễm bệnh. Tuy bệnh này không thể chữa lành và không có thuốc ngừa nhưng điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ từ 8 – 10 năm, thậm chí lâu hơn nữa nếu uống đều đặn và đủ liều.
Nguồn gốc đại dịch

Vi rút HIV được cho là có nguồn gốc từ các loài linh trưởng ở Tây – Trung Phi và được chuyển sang người ở đầu thế kỷ XX. Có bằng chứng cho thấy rằng con người bị nhiễm loại vi rút này từ loài khỉ nói trên là do từ quá trình săn bắn, sử dụng và mua bán thịt rừng. Quá trình này làm vi rút HIV lây lan từ thể yếu theo thời gian biến đổi thành thể HIV ngày nay.

HIV lây lan qua ba đường chính là từ quan hệ tình dục, truyền máu, từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú (lây lan qua sữa mẹ). Người nhiễm HIV khó nhận biết bệnh vì giai đoạn đầu, người nhiễm bệnh có triệu chứng giống cúm, sau đó không có triệu chứng gì thêm trong thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân dễ mắc phải các chứng nhiễm trùng, hoặc các khối u, phát sốt và giảm cân.
4, Đại ôn dịch (dịch cocoliztli)
Số lượng người chết | 5 – 15 triệu người |
Năm xảy ra đại dịch | 1545 – 1548 |
Nơi xảy ra đại dịch | Mexico |
Nguồn gốc phát dịch | Mexico |
Thuộc thế kỷ | XIV |

Đại ôn dịch hay đại dịch cocoliztli, là một căn bệnh bí ẩn với các triệu chứng gây ra là sốt cao và chảy máu (sốt xuất huyết). Căn bệnh này đã tàn phá vùng cao nguyên Mexico và tước đi gần 80% dân số của Mexico lúc bấy giờ. Đây là một trong các đại dịch gây tử vong cao nhất trên thế giới nói chung và tồi tệ nhất trong lịch sử dịch bệnh tại Mexico nói riêng.

Đại dịch cocoliztli thường xảy ra sau một đợt đại hạn hán, và hầu hết các chuyên gia đều cho rằng các đợt bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết này là do biến đổi khí hậu gây ra. Một giả thuyết cũng được đưa ra, đại ôn dịch là nguyên nhân góp phần gây nên sự sụp đổ và biến mất của nền văn minh Maya.
Nguồn gốc đại ôn dịch

Có nhiều nguyên nhân gây tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch này. Trong đó, có một nguyên nhân được cho là thuyết phục nhất đó là nguồn dịch từ mầm bệnh do các loài chuột sản sinh ra trong các cơn mưa định kỳ của một đợt siêu bão xảy ra trong thời gian này. Các loài động vật này có khả năng đã làm lây lan Arenavirus, một loại vi rút gây ra căn bệnh sốt xuất huyết.
Bên cạnh đó, đợt hạn hán kéo dài, dân cư tập trung đông đúc, thiếu nước vệ sinh sinh hoạt, dẫn đến các mầm bệnh lan truyền từ loài chuột này qua các loại gia súc, gia cầm và cả phân của người. Loại vi khuẩn gây ra đại ôn dịch này được cho là Salmonella enterica, (có hình que, trùng roi) từ các thức ăn được chế biến từ thịt gia súc hay gia cầm đã nhiễm khuẩn.
5, Bệnh đậu mùa (có thể, nghi vấn)
Số lượng người chết | 5 – 10 triệu người |
Năm xảy ra đại dịch | 165 – 180 |
Nơi xảy ra đại dịch | Đế chế La Mã |
Nguồn gốc phát dịch | Châu Phi |

Đại dịch này xảy ra từ năm 165 đến 180 sau công nguyên, từ các triệu chứng, nhiều giả thuyết cho rằng đó có thể là bệnh đậu mùa hoặc bệnh sởi. Căn bệnh này ở thời điểm bùng phát dữ dội, có thể làm chết 2.000 người mỗi ngày, làm một phần tư người lây nhiễm, tỉ lệ tử vong khi nhiễm bệnh lên đến 25%. Và căn bệnh này cũng đã giết chết một phần ba dân số và tàn phá quân đội La Mã.

Dịch bệnh này đã ảnh hưởng đến tình hình xã hội và chính trị trên khắp đế chế La Mã, tạo thành một bước ngoặc khủng hoảng đến văn học và nghệ thuật của chính đế chế này. Sau dịch bệnh, thế giới cổ đại gần như suy sụp và không thể phục hồi nổi. Sự thiếu hụt quân số do đại dịch cũng đã dẫn theo sự tan rã sức mạnh hoàn toàn của đoàn quân La Mã.
Nguồn gốc đại dịch
Bệnh đậu mùa xảy ra tự nhiên đã chính thức kết thúc từ năm 1977 và được tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chứng nhận loại trừ bệnh dịch này ra khỏi toàn cầu năm 1980. Nguồn gốc của bệnh này được xác định là do nhiễm vi rút Variola, là loại vi rút tiến hóa từ loài gặm nhấm trên cạn ở châu Phi. Vi rút này được lây lan qua các chuyến hành quân từ binh lính của quân đội La Mã đến các vùng nhiễm dịch.

Thời gian ủ bệnh thông thường là 12 ngày, các triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm hay cảm lạnh bình thường, bao gồm : sốt, đau cơ, đau đầu và khó chịu. Sau đó các triệu chứng buồn nôn, nôn và đau lưng xảy ra.
Các đốm đỏ cũng bắt đầu xuất hiện ở miệng, lưỡi, vòm miệng, cổ họng. Tiếp đến gây phát ban, bắt đầu từ trán và nhanh chóng lan ra toàn bộ cơ thể. Với tỉ lệ tử vong 30%, bệnh đậu mùa được xem là một trong các đại dịch gây tỉ lệ chết người cao nhất trên thế giới.
Các bài khác có thể bạn quan tâm :
- Thực phẩm chứa nhiều Canxi và viên uống Canxi cho trẻ
- Nước ép giảm cân, công nghệ ép tươi 100% từ hoa quả
- Các loại trà giảm cân có chiết xuất từ thảo mộc tự nhiên
- Nho khô nguyên cành Úc dòng Sultana, đặc sản thế giới
- Vi khuẩn và vi rút, phân biệt sự khác nhau giữa chúng